Ngày 2.9,àixếđangláixekháchđộtquỵCầnkiểmtrađịnhkỳbệnhlýnềmáy bay trên mạng xã hội lan truyền 1 tài xế đang điều khiển xe chạy trên địa bàn Q.5, TP.HCM, bất ngờ tài xế gục xuống, xuất hiện cơn co giật 1/2 người trái, xoay mắt đầu sang phải. Cơn kéo dài khoảng một phút. Lúc này, tài xế đã dừng xe kịp thời.
Tài xế đang lái xe khách đột quỵ: Cần kiểm tra định kỳ bệnh lý nền
Người trên xe gọi điện Trung tâm cấp cứu 115, nhưng khi xe cấp cứu đến thì tài xế này đã được đưa đi bệnh viện và tử vong sau đó. Thông tin ban đầu cho biết tài xế lái xe khách tuyến Lagi (Bình Thuận) - TP.HCM.
Trước đó trên mạng xã hội cũng lan truyền một vài trường hợp tài xế xe khách bị đột quỵ tương tự.
Sau khi xem clip, PGS-TS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP.HCM cho rằng, để chẩn đoán nguyên nhân tử vong của người tài xế khi chỉ dựa trên một đoạn clip là rất khó. Tuy nhiên, cơn co giật cục bộ 1/2 người trái là điểm mấu chốt, chứng tỏ tài xế đã bị tổn thương nghiêm trọng bán cầu não bên phải.
Ông cũng nhận định, người tài xế tử vong nhanh sau đó, nhiều khả năng có thể do xuất huyết não lượng lớn, gây thoát vị não. Vì với đột quỵ thiếu máu não, dù tắc động mạch lớn, để gây tử vong cũng cần nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, tỷ lệ gây ra cơn co giật của xuất huyết não cũng cao hơn đột quỵ thiếu máu não. Và nếu đúng là xuất huyết não, 90% nguyên nhân thủ phạm là cao huyết áp.
Cũng theo PGS-TS Nguyễn Huy Thắng, mặc dù, đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, tuy vậy, đột quỵ xảy ra với những tài xế chuyên nghiệp là điều cần quan tâm vì có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của nhiều người (cùng trên xe và đang tham gia giao thông trên đường).
"Một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản cho thấy, tỷ lệ đột quỵ xảy ra ngay khi lái xe là 4%. Trong số đó, 16% trường hợp đã gây ra tai nạn giao thông sau đó", PGS-TS Nguyễn Huy Thắng nói.
Xem nhanh 20h ngày 4.9: Tài xế đột quỵ vẫn cố cứu hành khách | Đau đầu tìm chủ xe cũ vì biển số định danh
Qua trường hợp này, PGS-TS Nguyễn Huy Thắng khuyến cáo, bên cạnh việc kiểm tra thị lực, thính lực thì cần thiết phải có chế độ kiểm tra định kỳ các bệnh lý nền (như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sử co giật…) cho những tài xế chuyên nghiệp. Điều này hết sức quan trọng vì có thể liên quan tính mạng của rất nhiều người.
"Một số quốc gia có thể đề nghị tạm ngưng lái xe nếu thấy tài xế có vấn đề về sức khỏe, cho đến khi mọi chuyện được kiểm soát ổn định. Ví dụ, sẽ không an toàn khi một tài xế thường xuyên bị chóng mặt, hoặc có mức huyết áp cao hoặc rất cao khi mỗi lần đi khám sức khỏe. Đặc biệt là những tài xế phải thường xuyên lái xe vào ban đêm", PGS-TS Nguyễn Huy Thắng cho biết.